Hoang Long learning space

Hoàng Long learning portfolio

👋 Subscribe and receive my monthly newsletter

https://tally.so/r/meq6yl

https://embed.notionlytics.com/wt/ZXlKd1lXZGxTV1FpT2lJM05HTXhOelV5TXpjeE1tTTBNMk5rT0RWa056UmtaREF4TkdNNE1EZGhPQ0lzSW5kdmNtdHpjR0ZqWlZSeVlXTnJaWEpKWkNJNkluaEpRVzVSVGs1blIzaE5SV0YxTjBJd04zWk9JbjA9

Cách biến kiến thức thành của mình

Hành trình “Học cách học” và xây dựng thư viện kiến thức cá nhân

Hoàng Long và MỞ, 28/06/2022

Untitled

Untitled

Untitled

Untitled

Bức thư tình

Tháng 8 năm 1966

Dao Ánh,

Có một điều không nên nói ra mà phải nói và phải nói trong lúc uống thật say để có đủ can đảm nghe lời phủ nhận hay cái gật đầu.

Anh yêu Ánh.

Chỉ có đơn giản thế thôi mà phải dè dặt, phải cân nhắc, phải chạy thoát ra ngoài cái tỉnh.

*Điều đó đáng lẽ không nên nói mà có phải bổn phận nhìn thấy phải cảm thông, nhưng cũng nói bởi vì nó là chóp đỉnh của tình cảm. Nói ra thì tình yêu đã biến thành tĩnh vật, đã đông đặc lại như một khối thủy tinh.

Chuyện học đôi khi mơ hồ như tình yêu của mình dành cho người khác vậy. Tình yêu là những cảm hứng, suy nghĩ của ta dành cho một người. Nó đẹp và thiêng liêng nhưng cũng dễ dàng trôi đi theo từng làn sóng của cảm xúc. Cũng vì vậy, Trịnh Công Sơn đã viết ra những bức thư tình để ****tình yêu biến thành tĩnh vật.

Việc học là cách để giúp mình tìm hiểu rõ hơn về tình yêu của mình với thế giới xung quanh. Việc viết là quá trình biến những thông tin mơ hồ trên giảng đường thành những kiến thức cụ thể. Những trang giấy là nơi việc học đâm trồi nảy lộc và tạo ra những quả ngọt kiến thức để bạn có thể chia sẻ với người khác.

Bài viết sau đây là một sổ tay hướng dẫn để bạn nuôi dưỡng những quả ngọt kiến thức trong hành trình học tập của mình để rồi chia sẻ chúng với người khác. Hãy cùng Long và MỞ khám phá hành trình này nhé. 😉


I. Bạn có hiểu về thế giới xung quanh mình?

Untitled

Untitled

<aside> ❓

Tiền là một thứ quen thuộc đến nỗi chúng ta không còn để ý chi tiết của nó. Phần lớn những người bạn của Long chỉ nhớ được thông tin liên quan đến chức năng giao dịch như mầu sắc và kích cỡ của đồng tiền. Những người tham gia nghiên cứu của Nickerson & Adams (1979) cũng gặp vấn đề tương tự, họ gặp nhiều khó khăn khi phải nhớ lại chi tiết trên đồng xu. Tương đồng với nghiên cứu của Martin & Jones (1998), người tham gia không thể vẽ lại chính xác chi tiết của các biển báo trên đường.

Việc không biết rõ chi tiết của những vật dụng thường ngày giúp chúng ta đỡ phải suy nghĩ và tư duy về những thông tin không quá quan trọng với cuộc sống. Nhưng nó cũng để ngỏ cho một khả năng, chúng ta biết ít hơn rất nhiều so những gì mà chúng ta nghĩ. Frank C. Keil (2003)

<aside> ❓

Tương tự với thử thách về tiền, nhà tâm lý học Rebecca Lawson (2006) đã yêu cầu người tham gia vẽ ra giấy cách xe đạp hoạt động. Trong một thí nghiệm, có đến 40% những người tham gia đã không xác định đúng vị trí của bàn đạp hoặc khung và xích xe. Nghiên cứu của Lawson là góp thêm một minh chứng cho hiện tượng có tên là "Illusion of Explanatory Depth" - bạn tin rằng mình hiểu về thế giới nhiều hơn là bạn thực sự biết. Bạn nhầm lẫn giữa việc quan sát một hiện tượng/sự vật với việc thực sự hiểu về cơ chế hoạt động của chúng.

📌 Tóm lại là:

Nếu bạn không hoàn toàn hiểu những vật dùng thường ngày thì làm sao bạn chắc chắn về những kiến thức có trong đầu khi đọc sách và nghe giảng trên lớp. Vậy khi đi học, làm sao để làm chủ kiến thức?

Untitled


Kiến thức được hình thành như thế nào?

Khi thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học dùng cả hai lối tư duy là quy nạp (inductive) và diễn dịch (deductive) để tìm ra cách vận hành của sự vật và hiện tượng cũng như kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết. Hình vẽ sau đây mô tả quá trình này:

Untitled

    Với lối tư duy quy nạp (inductive), bạn quan sát từng bộ phận của chiếc xe đạp để hiểu được cơ chế hoạt động, ví dụ như: cách lực tác động lên bàn đạp lại khiến cho bánh xe chuyển động. Lúc này, bạn đã khái quát hóa thông tin thành khái niệm, và có được một mental model về cách hoạt động của xe. Ngược lại, với quá trình diễn dịch (deductive), giáo viên sẽ giảng cho bạn về [hệ số truyền động lực bánh răng](<https://www.google.com/search?q=h%E1%BB%87+s%E1%BB%91+truy%E1%BB%81n+%C4%91%E1%BB%99ng+l%E1%BB%B1c+%E1%BB%9F+b%C3%A1nh+r%C4%83ng+tr%C3%AAn+xe+%C4%91%E1%BA%A1p&tbm=isch&ved=2ahUKEwjAn__s9Mj4AhVTz2EKHQGIAKAQ2-cCegQIABAA&oq=h%E1%BB%87+s%E1%BB%91+truy%E1%BB%81n+%C4%91%E1%BB%99ng+l%E1%BB%B1c+%E1%BB%9F+b%C3%A1nh+r%C4%83ng+tr%C3%AAn+xe+%C4%91%E1%BA%A1p&gs_lcp=CgNpbWcQA1DKBli_EWCiE2gAcAB4AYABvQGIAdELkgEEMTYuMZgBAKABAaoBC2d3cy13aXotaW1nwAEB&sclient=img&ei=BCm3YsCNGtOehwOBkIKACg&bih=1007&biw=1920&rlz=1C1CHBF_enVN979VN979#imgrc=WafIhJVv3tzbkM&imgdii=An-azg0fFViB9M>). Sau đó, bạn sẽ thử nghiệm nó trên xe đạp, hoặc tất cả những loại phương tiện có bộ chuyển động(xe máy, ô tô) để kiểm chứng tính đúng đắn của lý thuyết.

Một điều quan trọng cần lưu ý, đó là khái niệm (concept) luôn cần đi kèm với thông tin (information). Nếu chỉ nghe lý thuyết cô giáo giảng mà không đưa ra ví dụ để giải thích và áp dụng ngoài đời sống thì chúng ta cũng chỉ học vẹt. Ví dụ như đến bây giờ mình cũng không biết tại sao người ta lại có cách tính diện tích hình tròn. Ngược lại, nếu chỉ thu thập thông tin đơn thuần, mà không tìm cách đào sâu, khái quát nó thì cũng giống như đi xe hằng ngày mà không biết nó vận hành ra sao. Tổng kết lại, sự hình thành kiến thức bao gồm ba thành phần:

1️⃣ Thông tin (Fact/ Information) bạn thu thập được

2️⃣ Khái niệm và lý thuyết (Concept & Theory)

3️⃣ Mối liên hệ mà bạn hình thành giữa chúng thông qua quy nạp (inductive) và diễn dịch (deductive).

Untitled

<aside> 😊

Kết cấu của kiến thức

Hình vẽ sau đây mô tả quá trình hình thành kiến thức của bạn. Hình vẽ này được đơn giản hóa từ “The structure of knowledge” của Erikson 1995.

Untitled

Theo chiều từ trái qua phải, bạn hình thành hiểu biết về cách hoạt động của hiện tượng xung quanh khi bạn dần dần khái quát hóa nguyên lý hoạt động. Theo từ chiều từ phải qua trái, bạn bắt đầu với những giả thuyết đã có. Sau đó bạn đi tìm những ví dụ thực tế để kiểm chứng lại những giả thuyết mà bạn có.

📌 Tóm lại là

Untitled

Untitled


II. Cách xây dựng kiến thức cá nhân