Hay có một hiểu lầm là chỉ có những người làm trong lĩnh vực sáng tạo như nghệ thuật, thiết kế, phim ảnh, quảng cáo,... mới cần tới sáng tạo. Vì thế nó là kỹ năng mà những người này mới có, và luôn cần phải nâng cao.

Sáng tạo - là cần thiết với tất cả mọi người.

Một cách tự nhiên, chúng ta sinh ra để sáng tạo và nó thật sự là một kỹ năng sinh tồn. Sáng tạo giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề, thỏa mãn nhu cầu mà thông qua đó, nó tạo ra giá trị vật chất lẫn tinh thần.

Bắt đầu sử dụng khả năng sáng tạo thì dễ, những ý tưởng tuyệt vời có thể tự nhiên cứ thế xuất hiện nhưng ta lại không thể tìm được công thức chung để tìm ra chúng.

Để cải thiện một kỹ năng một đó, ta cần Thái độ (Attitude), Kỹ thuật (Technique) và Thực hành (Practice). Trong bài viết:

https://hoang.moe/gioi-han-cua-sang-tao-va-6-phuong-phap-tao-ra-y-tuong/

Mình đã nói tới một phần của thái độ đó là tư duy "Tôi là người khám phá" và một vài kỹ thuật, bài viết này sẽ nói tới phần còn lại của thái độ, hay còn gọi là những thói quen có thể giúp chúng ta sáng tạo hơn.

Minh họa bởi: https://storytale.io/

Blog: https://hoang.moe/nhung-thoi-quen-tot-de-duy-tri-su-sang-tao/

  1. Các loại thói quen.

    Thói quen được định nghĩa là:

    "an automatic response to a specific situation, acquired normally as a result of repetition and learning"

    "Một phản ứng tự nhiên đối với một tình huống cụ thể, là kết quả có được thông qua quá trình học hỏi và lặp lại liên tục"

    Khi hành vi phát triển tới mức độ tự động cao, nó sẽ được gọi là thói quen. Những thói quen này đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hay như Jack Canfield có nói:

    "Your habits will determine your future."

    Có 3 loại thói quen:

    Có nhiều phương pháp để hình thành thói quen, mình sẽ để dành nó cho bài viết khác. Còn bây giờ, để phát triển khả năng sáng tạo đây là những thói quen tốt mà chúng ta nên hình thành cho mình.

  2. Hãy ham học như Stantiago.

    Cậu chăn cừu Santiago trong cuốn "Nhà giả kim" của Paulo Coelho luôn nhìn nhận thế giới với suy nghĩ của người ham học.

    Cậu cho rằng mọi thứ trên thế giới đều có thể dạy mình điều gì đó:

    Cuối câu chuyện, Santiago không chỉ tìm thấy kho báu của mình mà còn trưởng thành hơn rất nhiều chính bởi vì tư duy của cậu.

    Thái độ ham học hỏi bắt đầu từ tư duy nhìn nhận luôn có những bài học xung quanh, đưa tinh thần vào trạng thái sẵn sàng, để khi những dấu hiệu của bài học xuất hiện, ta có thể nhận ra được chúng.

    Đây là thói quen tính cánh.

  3. Tò mò, đặt câu hỏi để tự tìm câu trả lời.

    "Millions saw the apple fall, but Newton was the one who asked why" - Bernard Baruch

    Để nuôi dưỡng một trái tim ham học hỏi, không gì bằng sự tò mò trong mỗi người. Tò mò nó giúp tâm trí của ta luôn hoạt động, luôn khao khát tìm kiếm những thứ mới mẻ.

    Nếu không có sự tò mò, khi những ý tưởng mới xuất hiện nó sẽ trôi qua vì tâm trí của ta chưa sẵn sàng để đón nhận nó.

    Khi thất bại trong sự tò mò, ta phân tích thất bại của mình, bởi vì ta muốn biết lý do, và nhờ đó ta có thể làm tốt hơn vào lần sau.

    Nhưng tò mò không phải là đặt câu hỏi rồi chờ ai đó cho chúng ta câu trả lời vì lúc ấy nó sẽ trở thành thói quen xấu: https://hoang.moe/de-khong-phai-tro-thanh-1-designer-te-day-la-6-tat-xau-minh-phai-bo/

    Hãy cố gắng tự mình tìm ra câu trả lời trước trong khả năng có thể, rồi mới tìm kiếm sự hỗ trợ sau.

    Đây là thói quen tính cách.

  4. Hãy quan sát, đừng nhìn.

    Quan sát là cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách chi tiết và có phân tích. Quan sát hướng đến và phục vụ cho mục đích, chủ đích, chủ ý rõ ràng. Sự khác biệt giữa quan sát và nhìn là sự chú ý, thiếu đi nó ta chỉ nhìn thấy những thứ xung quanh mình một cách ngẫu nhiên và vô thức.

    Tạo được thói quen quan sát, nó mở rộng được thế giới quan và đồng thời giúp ta ghi nhớ, xâu chuỗi tốt những điều liên quan. Từ đó ta nhận ra bản chất của vấn đề và hướng tới việc giải quyết nó tốt hơn.

    Đây là thói quen trí tuệ.

  5. Thử trải nghiệm nhiều hơn theo chiều sâu.

    Trải nghiệm theo chiều sâu là ta dành nhiều thời gian và tập trung hơn cho từng bước trong cả quá trình của một trải nghiệm nào đó.

    Ví dụ như nếu bạn thích uống cà phê, thay vì đi uống thật nhiều quán hoặc nhiều loại cà phê khác nhau. Thì ta sẽ tự tay xây nhuyễn hạt cà phê, pha nước nóng, đổ 1 ít sữa, khoấy đều và quan sát sự thay đổi của màu nước.

    Từ những việc thường làm hàng ngày, nhưng chỉ cần chú ý hơn một chút, chúng ta lại có thể tìm ra vô số thứ hay ho cho ý tưởng xuất hiện.

    Đây là thói quen tính cách.