Natures Will To Power - Ý chí đến quyền lực.

Natures Will To Power - Ý chí đến quyền lực.

Ý chí quyền lực will to power.

Khái niệm “ý chí quyền lực” được chuyển từ nguyên văn tiếng Đức là“der Wille zur Macht”, tiếng Anh chuyển dịch là “the will to power”. Khái niệm này được đề cập trong tiểu thuyết triết học Zarathustra đã nói như thế. Trong tiểu thuyết Zarathustra đã nói như thế, F.Nietzsche khẳng định “ý chí quyền lực” tuyệt nhiên không do thế lực siêu nhiên định đoạt. “Ý chí quyền lực” chính là động lực, là tiêu chuẩn cho mọi nhận thức, hoạt động và sự sống của con người nằm trong chính con người, và do con người quyết định.

Theo F.Nietzsche, mọi hoạt động của con người không do thần thánh siêu nhiên nào chi phối, ấn định hay an bài, mà do chính bản thân con người tự tạo. Cuộc đời con người, tuy có đau khổ, bất hạnh nhưng không vì đó mà bi quan, ủy mỵ, yếm thế. Muộn phiền hay than thở là biểu hiện của lối sống vô vị, vô bổ của thành phần người quen sống dựa dẫm vào những thế lực bên ngoài. Ngược lại, chính trong sự kém may mắn, nhiều bất hạnh, con người không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt thoát, nhắm đến thiết lập giá trị cho bản thân mình. Đấy chính là biểu hiện của “ý chí quyền lực” nội tại trong mỗi con người mà F.Nietzsche nhấn mạnh: “chỉ nơi nào có đời sống, nơi đó mới có ý chí: không phải ý chí khao khát sự sống, nhưng là ý chí quyền lực”. (only where life is, is there also will; but not will to life, instead – will to power!).

“Ý chí quyền lực” còn có nghĩa là ý chí giải phóng, là học thuyết đích thực về ý chí và tự do, là sứ giả của niềm vui, là sự vui vẻ, là niềm tin sáng tạo ra các giá trị mới. Theo F.Nietzsche, đời sống này chính là nơi tập hợp các giá trị tối cao mà tự thân con người có thể tìm kiếm và khám phá được, dựa trên hai nguyên tắc: sáng tạo và ý chí.


nhưng trong chính sự phán định giá trị ấy, vẫn ngân vang lên giọng nói sang sảng của ý chí quyền lực”. (Much is esteemed more highly by life than life itself; yet out of esteeming itself speaks – the will to power!)

“Ý chí quyền lực” của F.Nietzsche không phải là thực thể tinh thần. Sự tồn tại của vạn vật bên ngoài chính là biểu hiện sự vận động liên tục của ý chí bên trong con người. Con người vô cảm, thờ ơ thế giới bên ngoài chính là hệ quả của nền luân lý nô lệ - nền luân lý đã dạy con người sống thụ động và tiêu cực. Đấy chính là lý do F.Nietzsche kêu gọi con người cần thể hiện ý chí khát vọng quyền lực và nhận trách nhiệm với đời sống của chính mình. Được như vậy,“ý chí quyền lực”, vốn có trong mỗi con người, sẽ phát huy được sức mạnh và năng lực.

Lời kết

Như vậy, tư tưởng “ý chí quyền lực” của F.Nietzsche chính là khát vọng quyền lực của mỗi cá nhân vì hạnh phúc của chính họ. Đây chính là quá trình cơ bản bên trong tinh thần con người, là điều kiện cần thiết để con người thiết lập đời sống tự làm chủ nhân của chính mình, cho mình và vì mình. Con người không ngừng chiến đấu với chính bản thân để được giải phóng, để được tự do, để được thoát ra khỏi những giá trị cổ hũ mà tự con người đã tạo lập nên. Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và hạnh phúc chỉ khi mỗi người tự sáng tạo ra niềm vui cho chính mình và luôn nỗ lực phấn đấu vượt qua nghịch cảnh, Với“ý chí quyền lực”, F.Nietzsche đã khẳng định quyền tự quyết định đời sống của mỗi cá nhân. Hạnh phúc hay đau khổ, bình an hay bất an, tự tại hay trói buộc đều do chính mỗi người tự quyết định.