Tổng quan

Giữa bối cảnh sôi động của thị trường blockchain và sự ra đời của hàng loạt các cơ sở hạ tầng mới, nhu cầu về việc chuyển dịch tài sản giữa các chuỗi là không thể thiếu được. Chính vì vậy khái niệm về multi-chain và cross-chain đã được ra đời.

Tuy nhiên, vấn đề về khả năng xử lý giao dịch, tính bảo mật và phân mảnh thanh khoản vẫn là những vấn đề chưa thể giải quyết triệt để.

Chính vì vậy, LayerZero đã cho ra mắt một khái niệm “Omnichain” - giải pháp trao đổi tài sản xuyên chuỗi có thể dọn dẹp được gần như sạch sẽ những vấn đề mà các giao thức chuỗi chéo khác chưa thể xử lý như vấn đề phí giao dịch cao, độ bảo mật thấp và tốc độ xử lý giao dịch chậm.

Đối với cầu nối và nhắn tin xuyên chuỗi, hầu hết mọi cách tiếp cận hiện tại đều thuộc một trong hai loại chính:

1 là hình thành sự đồng thuận dựa trên các chuỗi trung gian xác thực (middle chain) và thực hiện chuyển tiếp thông điệp giữa các chuỗi

2 là chạy một light node trên chuỗi

Vấn đề của multi-chain và cross-chain hiện tại

Multi-chain

Multi-chain nghĩa là đa chuỗi. Một dự án triển khai trên multi-chain đồng nghĩa với việc dự án đó ngoài việc phát triển trên một chuỗi gốc thì còn có thể triển khai trên các chuỗi tương thích khác. Với mỗi chuỗi đó, dự án cần xây dựng và phát triển một bộ code tương thích với máy ảo EVM của chuỗi và mọi tài sản của dự án sẽ được nằm riêng biệt trên các chuỗi khác nhau. Điều này gây ra một vấn đề khá lớn đó là việc thanh khoản bị phân mảnh giữa nhiều chuỗi khối và tính phức tạp trong việc triển khai đa chuỗi của dự án. Bởi mỗi dự án khi muốn phát triển trên một chuỗi mới, sẽ cần phát triển phù hợp ngôn ngữ lập trình và sử dụng các bộ công cụ hỗ trợ phù hợp với môi trường code riêng của hệ sinh thái đó.

Hiểu một cách đơn giản thì multi-chain là tập hợp của các blockchain khác nhau hoạt động độc lập nhưng có sự tương thích về mặt công nghệ.

Cross-chain

Cross-chain nghĩa là chuỗi chéo. Đây được xem là một giải pháp cho phép người dùng chuyển đổi tài sản của mình giữa các blockchain khác nhau. Cross-chain chủ yếu hoạt động trên cơ chế lock and mint. Điều này có nghĩa là khi người dùng muốn chuyển đổi một tài sản từ chuỗi A sang chuỗi B, người dùng cần khoá tài sản của mình lại trong cầu nối và chuỗi B sẽ mint ra một tài sản wrap có giá trị tương tự như tài sản chuỗi chính. Khi người dùng muốn chuyển tài sản ngược lại chuỗi A thì tài sản wrap bên chuỗi B sẽ được tự động burn đi. Chính vì vậy, trong quá trình này chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng tài sản hầu hết được lưu trữ trong cầu nối, khiến cầu nối vô tình trở thành tâm điểm chú ý của các vụ hack đình đám. Điều này gây ra một lỗ hổng vô cùng lớn về vấn đề bảo mật tài sản.

Nếu multi-chain là một tập hợp của nhiều blockchain độc lập thì cross-chain có thể xem như là cầu nối cho phép trao đổi và chuyển dịch các loại tài sản giữa các chuỗi khối đó.

Khả năng tối ưu của Omnichain là gì?

Còn với Omnichain, người dùng có thể chuyển native token trực tiếp từ chain A sang chain B mà không cần đến wrap token.

Quay trở lại với cách thức thực hiện các giao dịch của các giải pháp xuyên chuỗi hiện tại gồm 2 phương thức chính:

Middle chain

Middle chains là chuỗi trung gian thực hiện vai trò nhận, xác thực và chuyển tiếp tin nhắc giữa các chuỗi. Với mô hình này thì middle chain có thể được coi là người duy nhất có quyền được ký và xác thực mọi thông tin giao dịch, điều này đã khiến nó trở thành một điểm lỗi duy nhất. Trong trường hợp xảy ra tham nhũng đồng thuận, tất cả các thanh khoản có thể bị đánh cắp trên tất cả các chuỗi. Với việc các chuỗi trung gian này chỉ liên kết hàng trăm triệu đô trong khi đảm bảo hàng chục tỉ đô, khiến các cầu nối đã trở thành miếng mồi béo bở thu hút sự chú ý của các hacker và sẽ không thể tránh khỏi khả năng sai sót trong việc xử lý giao dịch dựa trên một chuỗi xác thực.

On-Chain Light Node